LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Hội Tâm lý – giáo dục học Hà Nội (Hội) được thành lập từ năm 1992 theo Quyết định số 456/QĐ- UB ngày 11 tháng 3 năm 1992 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội. Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội và Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam.
Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội là một tổ chức xã hội của những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy tự nguyện tham gia các hoạt động, phổ biến ứng dụng tâm lí học và giáo dục học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục đích của Hội nhằm tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; phát huy sức mạnh sáng tạo của hội viên để đưa tiến bộ khoa học tâm lý, giáo dục phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo, góp phần phát triển kinhh tế – xã hội của thủ đô Hà Nội.
Trong những năm qua, Hội đã thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ như: tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học tâm lý giáo dục. Các thành viên của Hội đã tích cực tham gia tháo gỡ những vấn đề dư luận quan tâm như: bạo lực học đường; tư vấn tâm lý học đường… tham gia các chương trình bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm về đổi mới phương pháp giáo dục và đổi mới phương pháp giảng dạy, vấn đề thực hiện quy chế dân chủ trong trường học. Về hoạt động nghiên cứu khoa học, qua các nhiệm kỳ, Hội đã hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, các dự án với các tổ chức phi Chính phủ và các đề tài nghiên cứu phối hợp với các trường Đại học, các Học viện. Ngoài ra, Hội đã có nhiều hoạt động thực tiễn liên kết với các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng như phối hợp với các tổ chức trong nước thực hiện các đề tài, dự án về tâm lý giáo dục. Hội đã cử các thành viên của Hội tham gia nhiều dự án, kế hoạch, dự thảo Thông tư của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Hà Nội và Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam. Đặc biệt với Thành phố Hội đã tham gia phản biện nhiều chương trình, kế hoạch phát triển xã hội, phát triển giáo dục do Ban Tuyên giáo Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc thành phố tổ chức. Thông qua các đề tài phản biện xã hội này, Hội đã đóng góp tích cực đưa khoa học tâm lý giáo dục đến quảng đại quần chúng.
Ban chấp hành khóa VI của Hội có 53 ủy viên, trong đó có 7 GS, PGS; 19 Tiến sĩ; 13 thạc sĩ và 14 cử nhân đều là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các ngành của Thành phố và của các trường học.
Ban lãnh đạo Hội gồm 1 chủ tịch, 5 phó chủ tịch, 16 Ủy viên Ban thường vụ và hơn 100 hội viên là cá nhân; 15 hội viên là Chi hội (tổ chức). Hội viên của Hội là các nhà tâm lý học, giáo dục học ở các trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Học Viện quản lý giáo dục; Đại học Thủ đô; Cao đẳng sư phạm Hà Tây và các trường trường THPT, các Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận huyện của Hà Nội, trong đó có các trường THCS, tiểu học và mầm non.
Hội gồm các tiểu ban:
- Tiểu ban Nghiên cứu khoa học và truyền thông về Khoa học TL-GD
-
- Tiểu ban có nhiệm vụ chỉ đạo việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học độc lập của Hội hoặc các đề tài liên kết với các Học viện, các trường đại học, cơ quan ngoài Hội.
- Tập hợp thông tin về khoa học TLGD có thể vận dụng các trường học các cấp để hỗ trợ cho các tiểu ban THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non và cho yêu cầu của các cơ quan truyền thông.
- Tuyên truyền những thành tựu hoạt động của Hội
- Tiểu ban Triển khai ứng dụng
-
- Tiểu ban trực tiếp tổ chức hoặc hỗ trợ các ban THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non triển khai các đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học tâm lý giáo dục phù hợp với từng cấp học
- Hỗ trợ khối ngoài nhà trường, các trường học tổng kết những hoạt động thực tiễn ứng dụng tiến bộ khoa học TLGD để nâng cao chất lượng hoạt động.
- Tiểu ban Trung học phổ thông
-
- Tiểu ban có nhiệm vụ triển khai các hoạt động của Hội sao cho phù hợp với đặc điểm khối THCS
- Hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học TLGD và tổ chức trao đổi kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục vận dụng khoa học giáo dục, khoa học quản lý thực hiện chương trình đổi mới giáo dục có hiệu quả.
- Tiểu ban Trung học cơ sở
-
- Tiểu ban có nhiệm vụ triển khai các hoạt động của Hội sao cho phù hợp với đặc điểm khối THCS
- Hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học TLGD và tổ chức trao đổi kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục vận dụng khoa học giáo dục, khoa học quản lý thực hiện chương trình đổi mới giáo dục có hiệu quả.
- Tiểu ban Tiểu học
-
- Tiểu ban có nhiệm vụ triển khai các hoạt động của Hội sao cho phù hợp với đặc điểm khối tiểu học
- Hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học TLGD và tổ chức trao đổi kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục vận dụng khoa học giáo dục, khoa học quản lý thực hiện chương trình đổi mới giáo dục có hiệu quả.
- Tiểu ban Mầm non
-
- Tiểu ban có nhiệm vụ triển khai các hoạt động của Hội sao cho phù hợp với đặc điểm khối mầm non
- Hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học TLGD và tổ chức trao đổi kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục vận dụng khoa học giáo dục, khoa học quản lý thực hiện chương trình đổi mới giáo dục có hiệu quả.